Soi Cầu Rồng Bạch Kim

Tham gia thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng Chính ph xsmtrung

【xsmtrung】Trợ cấp cho người đóng thừa năm bảo hiểm cần tương xứng

Tham gia thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội,ợcấpchongườiđóngthừanămbảohiểmcầntươngxứxsmtrung Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng Chính phủ cần bổ sung đánh giá tác động về mức trợ cấp một lần với lao động đóng thừa năm BHXH tối đa (nam trên 35, nữ trên 30 năm) để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với hệ thống an sinh.

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất lao động đóng thừa năm BHXH ngoài lương hưu tối đa 75% còn được nhận trợ cấp một lần. Với mỗi năm đóng thừa, người lao động được hưởng 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Nếu lao động đã đủ tuổi về hưu, đủ điều kiện nhận lương hưu tối đa mà vẫn tiếp tục đóng BHXH thì mức trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng thêm bằng 2 lần bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Ví dụ lao động nam 65 tuổi, đã đóng BHXH 37 năm thì được hưởng lương hưu tối đa 75%. Với 2 năm đóng thừa, lao động sẽ nhận trợ cấp một lần với mức hưởng mỗi năm bằng 0,5 lần bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Nếu người này tiếp tục tham gia vào Quỹ Hưu trí tử tuất (toàn bộ 22%) sau tuổi 65 thì trợ cấp cho mỗi năm thừa bằng 2 lần bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đề xuất về cơ bản giữ nguyên điều kiện và mức hưởng so với luật hiện hành, chỉ bổ sung trợ cấp nếu lao động tiếp tục tham gia BHXH sau khi nghỉ hưu với mức hưởng tối đa 75%. Ban soạn thảo lý giải đề xuất này nhằm khuyến khích lao động tiếp tục làm việc và đóng BHXH sau tuổi nghỉ hưu.

Góp ý cho dự luật trước đó, một số cơ quan kiến nghị cho lao động hoán đổi số năm đóng BHXH thừa để nghỉ hưu sớm, sau khi đã đạt mức lương hưu tối đa 75%. Với mỗi năm đóng thừa, lao động được hoán đổi để nghỉ sớm mà không bị trừ 2% tỷ lệ hưởng, tối đa 5 năm so với tuổi quy định. Giải pháp này đáp ứng được nguyện vọng của nhóm đã đóng BHXH sớm, thời gian đóng dài, đồng thời tăng quyền lợi để lao động gắn bó lâu dài với hệ thống, giảm rút BHXH một lần.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống kê giai đoạn 2016-2021, cả nước có thêm 661.000 lao động nghỉ việc hưởng lương hưu hàng tháng, 435.000 người trong đó nhận trợ cấp một lần vì thừa số năm đóng BHXH tối đa (chiếm gần 66%). Bình quân 3 người nghỉ hưu thì có hai người được hưởng mức tối đa 75%.

Người cao tuổi Hà Nội thư giãn bên Hồ Gươm, tháng 9/2023. Ảnh: Ngọc Thành

Người cao tuổi Hà Nội thư giãn bên Hồ Gươm, tháng 9/2023. Ảnh: Ngọc Thành

Thống kê tuổi nghỉ hưu trung bình của lao động đã tăng từ 55,8 vào năm 2016 lên 56,6 cuối năm 2022. Bình quân lao động nữ nghỉ ở tuổi 54,4 và nam 58,7 tuổi. Lao động đóng trung bình 29,9 năm BHXH trước khi nghỉ chế độ hưu trí.

Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa của người Việt tới 75%, cao so với một số nước trong khu vực, song lương hưu bình quân chỉ đạt 5,4 triệu đồng do nền lương tính đóng BHXH thấp.

Với tiền đóng bình quân 5,7 triệu đồng như hiện hành, lương hưu của lao động nam đạt mức gần 2 triệu đồng và nữ khoảng 2,6 triệu đồng nếu giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp này, thông qua tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.

Phương Hà

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap